Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2016

ÁP DỤNG YẾU TỐ CẢM XÚC TRONG MARKETING

Cảm xúc là một yếu tố thuộc về cảm tính có ảnh hưởng rất lớn trong việc thúc đẩy các hành động của con người nói chung và đưa ra quyết định mua hàng nói riêng. Do đó ngày càng nhiều Marketer áp dụng yếu tố cảm xúc vào các chiến lược Marketing và thu về kết quả không hề tệ. Trong đó có 5 yếu tố cảm xúc được áp dụng nhiều nhất là: Sợ hãi, sự kiêu hãnh, tội lỗi, tham lam và yêu thương.
Áp dụng yếu tố cảm xúc trong Marketing
1. Cảm xúc sợ hãi
Trong các cảm xúc thì sợ hãi là yếu tố tác động mạnh mẽ nhất đến tâm lý con người, thôi thúc người dùng hành động ngay lập tức. Khi sợ hãi, người ta sẽ rơi vào trạng thái thôi miên, mong muốn được sử dụng sản phẩm/ dịch vụ đó để được an toàn.

Mô tuýt của những ciến dịch Marketing đánh vào cảm xúc sợ hãi là đưa ra những thông báo, phân tích, con số… về một ngành nghề lĩnh vực nào đó theo hướng tiêu cực rồi sau đó sẽ liên tục giới thiệu nếu người dùng chọn sản phẩm/dịch vụ của mình thì sẽ không còn phải lo sợ về vấn đề đó nữa.

2. Cảm xúc tự hào, kiêu hãnh
Trong mỗi chúng ta, ai cũng muốn được người khác ngưỡng mộ, nể phục. Nắm được điểm yếu này các Marketer đã tạo ra những chiến lược Marketing, truyền thông khiến cho khách hàng gia tăng thèm muốn sở hữu sản phẩm vì muốn thể hiện bản thân và được người khác ngưỡng mộ.

Marketing dựa trên cảm xúc tự hào, kêu hãnh thường được các nhãn hàng xa xỉ sử dụng, nhằm đánh vào phân khúc khách hàng cao cấp bằng cách tạo ra sự đẳng cấp cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm.
Áp dụng cảm xúc tự hào, kiêu hãnh trong marketing
3. Cảm xúc tội lỗi
Những chiến dịch áp dụng cảm xúc tội lỗi vào Marketing thường sẽ đưa ra một thông điệp truyền thông khiến người tiêu dùng có cảm giác tội lỗi khi không sử dụng sản phẩm đó bằng những hình ảnh đáng thương, và kêu gọi sự giúp đỡ của mọi người bằng cách sử dụng sản phẩm.

Mì ăn liền Gấu Đỏ đã rất thành công trong việc áp dụng cảm xúc tội lỗi vào Marketing bằng đoạn Tvc về hình ảnh cậu bé bị ung thư với nụ cười thật đáng thương, khiến hàng triệu người xem xúc động, và trong thâm tâm khách hàng, họ sẽ lựa chọn sử dụng sản phẩm mì Gấu Đỏ để giúp đở được phần nào cho bệnh nhân ung thư đó.

4. Cảm xúc tham lam
Là con người ai cũng có lòng tham, chính vì vậy Marketing, truyền thông đánh vào lòng tham của con người luôn mang lại hiệu quả đặc biệt. Hình thức của các chiến lượng Marketing dựa vào cảm xúc tham lam thường là chiêu thức mua hàng theo lô để được giảm giá, hay tặng kèm sản phẩm khuyến mãi… Những chiêu thức này sử dụng la7p5 đi lặp lại mà không sợ nhàm chán.

Áp dụng cảm xúc tham lam vào Marketing  sẽ tác động mạnh mẽ đến hành vi quyết định mua của khách hàng khiến cho khách hàng bị cuốn vào vòng xoáy được những đợt khuyến mãi mà không rời đi được.

5. Cảm xúc yêu thương
Cảm xúc yêu thương của con người thường rất ít được áp dụng trong Marketing vì để chạm được đến sâu thẳm trái tim khách hàng bắt buộc phải thực sự hiểu được Insight của họ. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp làm được điều đó, thì khách hàng sẽ mãi mãi không thể nào quên được sản phẩm của bạn.

Ví dụ về chiến lược Marketing áp dụng thành công cảm xúc yêu thương là hãng dầu ăn Neptune. Trong dịp cuối năm 2012 Neptune đã tung ra đoạn Tvc kể về một cô bé câm trông mong bố về đón Tết cùng gia đình, đoạn Clip đã tạo ra sự Viral mạnh mẽ vì chạm vào được nỗi lòng của những người xa quê. Các Marketer đã lồng được hình ảnh sản phẩm và thương hiệu trong đoạn Tvc, tạo nên sự ấm áp yêu thương mỗi khi khách hàng mua và sử dụng sản phẩm.
Áp dụng cảm xúc yêu thương vào Marketing

Hiện nay Marketing dựa vào cảm xúc đã được áp dụng rộng rãi và công nhận hiệu quả. Áp dụng cảm xúc vào Marketing đã tạo ra một làn gió mới trong chiến lược Marketing khi không làm cho khách hàng cảm thấy khó chịu mà còn thích thú khi được sử dụng sản phẩm/ dịch vụ. Có thể nói cây cầu cảm xúc chính là cây cầu ngắn nhất kết nối doanh nghiệp với người tiêu dùng vì vậy các Marketer hãy khai thác triệt để yếu tố cảm xúc vào các hoạt động Marketing.
Yoho Solution – Marketing Department Outsourcing

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét